Du hành cùng Herodotus - Kapuscinski

Hình như đây là cuốn du hành thứ hai mà mình đọc, sau quyển "Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương" (nếu không tính các bài tản văn trên Box Du lịch). Anh Linh có nói là nó khó vì là người viết rất dễ sa đà vào việc kể lể, và do vậy đây là thể loại rất khó viết. Mình chưa đọc nhiều đến thế và cũng không biết nhiều đến thế để biết được nó khó viết đến đâu.


Cũng như "Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương", tác giả mô tả rất chi tiết những điều tai nghe mắt thấy ở những chặng đường mình đi qua, nhưng NTMCTMOH không có Herodotus dẫn đường chỉ lối, nên thiếu vắng các dữ liệu lịch sử, và do vậy cũng thiếu đi sự xâu chuỗi giữa quá khứ và hiện tại - hẳn là một điểm cực kì quan trọng trong DHCH (nhưng tất nhiên, NTMCTMOH dù sao cũng vẫn là quyển hết sức thú vị).

Có thể coi trong câu chuyện này đồng thời có 2 cuộc du hành tại 2 thời đại. Một, ấy là khi mà người ta vẫn còn tranh cãi nhau xem trái đất cuối cùng là hình ovan hay là hình trụ; là cuộc du hành để tìm về phía tận cùng thế giới, bởi người ta vẫn chưa biết rằng ở đâu đó còn tồn tại một Tây Âu, và châu Á hãy còn trung tâm của thế giới; và giai cấp nô lệ vẫn còn tồn tại. Hai, là lúc mà chủ nghĩa duy lý thống soái, thế giới đã được phân làm 2 cực và con người ta được giáo dục rằng tất cả mọi người đều là anh em, là đồng chí phải biết yêu thương. 2000 năm đã trôi qua, nhưng những bài học từ quá khứ vẫn còn nguyên giá trị của nó: ân - oán muôn đời, nguồn gốc của các thánh thần/ dân tộc, nguyên lí của hạnh phúc.. tất cả được dệt nên từ máu và nước mắt mà không ai trong chúng ta sẽ biết được đâu sẽ là hồi kết.

Phải nói rằng trong truyện này, từng đoạn văn nhỏ đều có sức hấp dẫn của riêng nó. Bởi chúng không những chỉ là một chân trời mới mà dù thành công hay thất bại, tác giả đều với con mắt khách quan nhất, thâm nhập, giải nghĩa nó và thấu hiểu nó; mà còn bởi chúng được viết nên với tinh thần nhân văn cao cả.
Với Bắc Kinh là những suy nghĩ về Vạn lý trường thành. Rõ ràng cùng đề cập đến VLTT, nhưng nếu như "Thế giới hậu Mỹ" chỉ để cập đến tính hoang phí về mặt sức người sức của, thì DHCH, tác giả còn nhìn thấy những chua xót sâu sa hơn, cái ý nghĩa Ẩn Dụ của nó, cái phi lý của nó, cái biểu trưng của những bức tường cao ngất người TQ xây dựng nên vừa để bảo vệ, vừa để bó buộc mình vào những nguyên tắc ngăn cách cả về địa lý và tư tưởng, tình cảm giữa con người và con người. Với châu Phi, đó là hình ảnh những nụ cuời hiếm hoi và lạnh lẽo, hàng hàng lớp lớp người dân tị nạn nối đuôi nhau hướng về những biên giới của bộ tộc và bộ tộc, của chiến tranh và hòa bình.


"Sử Ký" của Herodotus, nếu như ban đầu chỉ mang ý nghĩa như là một cuốn sách du lich cầm tay đối với tác giả, thì ngày càng khiến cho tác giả và người đọc - nói chung và người đọc dành cho 2 quyển sách nói riêng - nghiện hơn bởi tính hữu ích và hấp dẫn của nó, bởi nó được viết nên không phải chỉ về những bậc vua chuá, mà bao quát hơn tất tẩy: tôn giáo, phong cảnh, tập quán và cả những con vật. Ta bị cuốn trôi phăng đi trong dòng chẩy bất tận về Croesus, Cysus, Darius hay Xerxes, hay như nghe trong đó, cả sự đau lòng của ng Ai Cập khi con mèo nhà nhẩy vào lửa.. vậy nên, dẫu Herodotus sống trong thời kì tiền truyền thông, thì nhờ ông và những ng như tác giả, "lịch sử loài người theo dòng thời gian" sẽ vẫn "không bị phai mờ trong ký ức " :-)

Comments

Anonymous said…
là bình luận, bình loạn vậy thôi mà sao em khó viết quá. Thường là đọc thì sướng nhưng xong là quên béng :(

Popular Posts