Thế giới hậu Mỹ - Fareed Zakaria
Trên đây là hình ảnh minh họa số lượng người gốc Mỹ đạt giải nam, nữ diễn viên chính và đạo diễn xuất sắc nhất của Oscar qua các năm. Theo Economist đăng ngày 8/3/2010, thì thập kỷ vừa rồi chỉ có 6/10 giải Oscar dành cho đạo diễn xuất sắc nhất rơi vào tay người Mỹ, và chỉ có 5 người phụ nữ đạt được giải nữ diễn viên chính, đây là con số đáng kể so với giai đoạn những năm 70-90 khi người Mỹ giành được hầu hết các giải. Đọc thêm và xem hình lớn ở đây.
Đây sẽ chỉ là 1 trong số muôn vàn các bài báo về các khía cạnh của cuộc sống mà giờ đây, người Mỹ đang mất dần thế thượng phong. "Thế giới hậu Mỹ" là cuốn sách mà một cách rất tổng hợp, sắc sảo nêu ra các tình hình, con số, nguyên nhận cụ thể ở các lĩnh vực. Giáo dục, đó là sự liên tục lên tiếng khi mà kiến thức toán và khoa học của học sinh phổ thông Mỹ thấp hơn hẳn so với các nước phát triển. Kinh tế, trong tổng số 25 cuộc IPO diễn ra năm 2005 thì có 24 cuộc diễn ra tại các quốc gia khác chứ không phải Mỹ. London giữ địa vị là nơi thống trị cho thị trường công cụ phái sinh quốc tế. Ngay cả ngôn ngữ, vốn là một lợi thế cạnh tranh mà ng Mỹ có thể tự hào, thì giờ đây đã trở nên bất lợi, bởi nó cùng lúc giúp cho nhà đầu tư ở các quốc gia không nói tiếng Anh có thể tìm cách chinh phục cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.. Tuy rằng có thể đứng trên các bình diện khác nhau mà có những cách giải thích cho điều này, nhưng một điều rõ ràng rằng thế giới đang chuyển dần từ tế 1 cực sang 2 cực, hoặc đa cực, bởi sân chơi giờ đây đã có thêm dự phần của rất nhiều những kẻ mới: Trung Quốc, Ấn Độ, và cả Tây Âu..
Với lối viết rất khách quan, mạch lạc, có lẽ toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tác giả Fareed Zakaria đã chỉ ra rằng có thể Mỹ sẽ không vấp phải gói chân Achilles mà vương quốc Anh đã để lại 1 thế kỷ trước, nhưng nó sẽ phải thực sự nghiêm túc và đau đầu trong viêc tìm cách đương đầu với những thách thức hoàn toàn cận kề, bởi rất rõ ràng rằng, "chính nước Mỹ đã đẩy cả thế giới đến với toàn cầu hóa. Và nó quá mải mê với công cuộc này của thế giới mà quên mất không toàn cầu hóa chính bản thân mình".
Đây sẽ chỉ là 1 trong số muôn vàn các bài báo về các khía cạnh của cuộc sống mà giờ đây, người Mỹ đang mất dần thế thượng phong. "Thế giới hậu Mỹ" là cuốn sách mà một cách rất tổng hợp, sắc sảo nêu ra các tình hình, con số, nguyên nhận cụ thể ở các lĩnh vực. Giáo dục, đó là sự liên tục lên tiếng khi mà kiến thức toán và khoa học của học sinh phổ thông Mỹ thấp hơn hẳn so với các nước phát triển. Kinh tế, trong tổng số 25 cuộc IPO diễn ra năm 2005 thì có 24 cuộc diễn ra tại các quốc gia khác chứ không phải Mỹ. London giữ địa vị là nơi thống trị cho thị trường công cụ phái sinh quốc tế. Ngay cả ngôn ngữ, vốn là một lợi thế cạnh tranh mà ng Mỹ có thể tự hào, thì giờ đây đã trở nên bất lợi, bởi nó cùng lúc giúp cho nhà đầu tư ở các quốc gia không nói tiếng Anh có thể tìm cách chinh phục cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.. Tuy rằng có thể đứng trên các bình diện khác nhau mà có những cách giải thích cho điều này, nhưng một điều rõ ràng rằng thế giới đang chuyển dần từ tế 1 cực sang 2 cực, hoặc đa cực, bởi sân chơi giờ đây đã có thêm dự phần của rất nhiều những kẻ mới: Trung Quốc, Ấn Độ, và cả Tây Âu..
Với lối viết rất khách quan, mạch lạc, có lẽ toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tác giả Fareed Zakaria đã chỉ ra rằng có thể Mỹ sẽ không vấp phải gói chân Achilles mà vương quốc Anh đã để lại 1 thế kỷ trước, nhưng nó sẽ phải thực sự nghiêm túc và đau đầu trong viêc tìm cách đương đầu với những thách thức hoàn toàn cận kề, bởi rất rõ ràng rằng, "chính nước Mỹ đã đẩy cả thế giới đến với toàn cầu hóa. Và nó quá mải mê với công cuộc này của thế giới mà quên mất không toàn cầu hóa chính bản thân mình".
Comments