Dư âm Cuộc săn cừu hoang
Cách đây vài tháng, khi người ta đang xôn xao ai sẽ là chủ nhân của Nobel văn học năm nay (2014), tôi thầm mong Murakami sẽ đoạt giải. Hình như năm qua cũng không phải là năm đầu tiên Murakami được đề cử thì phải. Nhưng đến khi tên tác giả Patrick Modiano được xướng lên, tôi lấy thấy điều này không thể đúng hơn. Thật từ thẳm sâu, tôi cảm thấy Murakami vẫn thiếu một điều gì đó để trở thành một tác giả Nobel, và tôi biết, nếu bác ấy có đạt giải, tôi cũng không mừng hơn.
Và đến hôm nay, sau khi tôi hoàn thành "Cuộc săn cừu hoang", suy nghĩ này lại trở lại. Tôi cảm thấy hơi thất vọng với cuốn sách, nhất là khi bìa sách giới thiệu hay như vậy. Tôi nghĩ khéo có khi phần giới thiệu ở bìa bốn còn hay hơn cả bản thân quyển sách :)))). Buồn cười là, tôi đọc q này ngay sau khi đọc "Tuzuki Tazaki không màu và những năm tháng hành hương", một quyển sách cũng khiến tôi ngẩn ngơ không kém.
Nếu như ở quyển Tuzuki, tôi vẫn không thể thẩm thấu được động cơ khiến cho anh này bị rơi vào trạng thái trầm cảm lâu như vậy, cũng như cách anh này mất quá nhiều thời gian để giải quyết vấn đề. Ừ thì bao giờ cũng cần một tipping point (điểm bùng phát, tạm thế) rồi lượng mới biến thành chất, nhưng tác giả dường như thất bại trong việc truyền đạt cảm giác, cảm xúc của nhân vật chính khi bị những người bạn thân từ thời học sinh ruồng bỏ để có thể đồng hành anh tới cuối cùng của câu chuyện. Tất nhiên, tôi hiểu động cơ tác giả muốn xây dựng một nhân vật "không màu", nhưng quả thật, tôi thấy Tazaki "không màu" đến mức nhàm chán, không có sức hấp dẫn nào để mà trở thành một nhân vật chính trong một câu chuyện có nút thắt như thế.
Tiếp theo, "Cuộc săn cừu hoang", đến tận cuối cùng tôi cũng không cảm nhận được động cơ thúc đẩy kết nối toàn bộ câu chuyện này. Từ chuyện anh gặp cô bạn gái, chuyện người đàn ông lạ mặt yêu cầu anh làm các yêu cầu theo ý ông ta, chuyện Chuột phải chấm dứt cuộc đời mình khi anh dường như đang tìm được chính cuộc sống mà mình đi tìm bấy lâu...
Hẳn bạn sẽ nghĩ vậy thì còn đọc Murakami làm gì? Quả vậy, tôi không hề có ý định viết bài chê bai Murakami (nhưng hóa ra nó vẫn thế :v). Tôi vẫn yêu quý ông, vì sách của ông, cách kể chuyện của ông lúc nào cũng quyến rũ lạ thường. Những trang sách về Đen ở Phần Lan quả thật là tuyệt vời và người đọc hẳn sẽ cảm nhận được gu thẩm mỹ tinh tế của Murakami khi chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm của cô. Và những miêu tả về vùng núi cô sống cũng thật là những tuyệt tác, giúp người đọc có thể hình dung ngay ra Đen và hiểu quyết định của cô về tương lai nơi mình sống. Về những tiến triển của một cá nhân sau khi tốt nghiệp và khi bươn trải trong cuộc sống của những người bạn như Đỏ...
Cũng tương tự như ở Cuộc săn cừu hoang. Tôi nghĩ có lẽ tôi đã hiểu vì sao những câu chuyện của Murakami lai hấp dẫn đến vậy. Khi cần miêu tả một điều gì, không giống như nhiều nhà văn khác tốn quá nhiều giấy mực vào miêu tả trực diện, ông còn sử dụng rất nhiều cách gián tiếp mà có thể đưa người đọc mường tượng ra điều ông đang nói đến. Đó là vì sao ông yêu đôi tai người bạn gái, khi ông không miêu tả đôi tai, mà ông miêu tả cảm giác của ông về đôi tai. Về sự lố bịch ngôi nhà của ông trùm, tuy điều đó không có nghĩa là ta không ngưỡng mộ ngôi nhà. Tôi cũng yêu những trang thư của Chuột, và tôi nghĩ hẳn đây là sở trường của Murakami khi miêu tả những cảm xúc xa vắng, mênh mang mà tách biệt và đi tìm bản ngã như thế.
Vì vậy, sau quyển này hay rất gần thôi, tôi sẽ đọc lại những quyển cũ của ông, những q trước đây tôi yêu thích để được nhâm nhi lại những trang văn của ông tôi thực sự đam mê (Điều này có giống với tìm gặp và cố yêu người yêu cũ không nhỉ hahaha)
Một điều nữa mà Cuộc săn cừu hoang mang lại. Hóa ra đọc siêu tưởng không khó như tôi tưởng. Vì vậy, trước hết tôi sẽ đọc "Cô gái có hình xăm rồng". Hình như nó làm tôi thông minh hơn thì phải hahhaaha
Và đến hôm nay, sau khi tôi hoàn thành "Cuộc săn cừu hoang", suy nghĩ này lại trở lại. Tôi cảm thấy hơi thất vọng với cuốn sách, nhất là khi bìa sách giới thiệu hay như vậy. Tôi nghĩ khéo có khi phần giới thiệu ở bìa bốn còn hay hơn cả bản thân quyển sách :)))). Buồn cười là, tôi đọc q này ngay sau khi đọc "Tuzuki Tazaki không màu và những năm tháng hành hương", một quyển sách cũng khiến tôi ngẩn ngơ không kém.
Nếu như ở quyển Tuzuki, tôi vẫn không thể thẩm thấu được động cơ khiến cho anh này bị rơi vào trạng thái trầm cảm lâu như vậy, cũng như cách anh này mất quá nhiều thời gian để giải quyết vấn đề. Ừ thì bao giờ cũng cần một tipping point (điểm bùng phát, tạm thế) rồi lượng mới biến thành chất, nhưng tác giả dường như thất bại trong việc truyền đạt cảm giác, cảm xúc của nhân vật chính khi bị những người bạn thân từ thời học sinh ruồng bỏ để có thể đồng hành anh tới cuối cùng của câu chuyện. Tất nhiên, tôi hiểu động cơ tác giả muốn xây dựng một nhân vật "không màu", nhưng quả thật, tôi thấy Tazaki "không màu" đến mức nhàm chán, không có sức hấp dẫn nào để mà trở thành một nhân vật chính trong một câu chuyện có nút thắt như thế.
Tiếp theo, "Cuộc săn cừu hoang", đến tận cuối cùng tôi cũng không cảm nhận được động cơ thúc đẩy kết nối toàn bộ câu chuyện này. Từ chuyện anh gặp cô bạn gái, chuyện người đàn ông lạ mặt yêu cầu anh làm các yêu cầu theo ý ông ta, chuyện Chuột phải chấm dứt cuộc đời mình khi anh dường như đang tìm được chính cuộc sống mà mình đi tìm bấy lâu...
Hẳn bạn sẽ nghĩ vậy thì còn đọc Murakami làm gì? Quả vậy, tôi không hề có ý định viết bài chê bai Murakami (nhưng hóa ra nó vẫn thế :v). Tôi vẫn yêu quý ông, vì sách của ông, cách kể chuyện của ông lúc nào cũng quyến rũ lạ thường. Những trang sách về Đen ở Phần Lan quả thật là tuyệt vời và người đọc hẳn sẽ cảm nhận được gu thẩm mỹ tinh tế của Murakami khi chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm của cô. Và những miêu tả về vùng núi cô sống cũng thật là những tuyệt tác, giúp người đọc có thể hình dung ngay ra Đen và hiểu quyết định của cô về tương lai nơi mình sống. Về những tiến triển của một cá nhân sau khi tốt nghiệp và khi bươn trải trong cuộc sống của những người bạn như Đỏ...
Cũng tương tự như ở Cuộc săn cừu hoang. Tôi nghĩ có lẽ tôi đã hiểu vì sao những câu chuyện của Murakami lai hấp dẫn đến vậy. Khi cần miêu tả một điều gì, không giống như nhiều nhà văn khác tốn quá nhiều giấy mực vào miêu tả trực diện, ông còn sử dụng rất nhiều cách gián tiếp mà có thể đưa người đọc mường tượng ra điều ông đang nói đến. Đó là vì sao ông yêu đôi tai người bạn gái, khi ông không miêu tả đôi tai, mà ông miêu tả cảm giác của ông về đôi tai. Về sự lố bịch ngôi nhà của ông trùm, tuy điều đó không có nghĩa là ta không ngưỡng mộ ngôi nhà. Tôi cũng yêu những trang thư của Chuột, và tôi nghĩ hẳn đây là sở trường của Murakami khi miêu tả những cảm xúc xa vắng, mênh mang mà tách biệt và đi tìm bản ngã như thế.
Vì vậy, sau quyển này hay rất gần thôi, tôi sẽ đọc lại những quyển cũ của ông, những q trước đây tôi yêu thích để được nhâm nhi lại những trang văn của ông tôi thực sự đam mê (Điều này có giống với tìm gặp và cố yêu người yêu cũ không nhỉ hahaha)
Một điều nữa mà Cuộc săn cừu hoang mang lại. Hóa ra đọc siêu tưởng không khó như tôi tưởng. Vì vậy, trước hết tôi sẽ đọc "Cô gái có hình xăm rồng". Hình như nó làm tôi thông minh hơn thì phải hahhaaha
Comments
Quyển kia, đọc xong và dư âm không để lại gì cả, như là bị trôi mất. Có lẽ là đến khi đọc lần thứ 2, thứ 3 sẽ vẫn như mới...
Nhưng đọc review này của Mèo, khiến tớ muốn quay lại đọc "Không màu", bởi nó gợi cho tớ những suy nghĩ mới và cần nhìn nhận lại một vài nhân vật. Có vẻ lần này nhân vật nam chính của Murakami đã có tính chất mới hơn, dẫu vẫn còn dấu vết của những con người quy củ đến kỳ lạ của các tác phẩm trước... Không khí của truyện cũng có cái gì đó đang sợ hơn trong lớp màn mơ hồ không thể lý giải về Tsuzuki cũng như các bạn học của anh ta. Có thứ gì đó đã ko đúng, có gì đó mơ hồ trong tất cả những lời kể này. Dường như việc tìm ra được sẽ giải thích được tất cả căn nguyên ( nếu mà độc giả thích làm Shelock Homme), còn không, có lẽ đơn giản là quên đi hoặc ray rứt ít lâu :P