Communication skills

Hôm rồi được cử đi đào tạo 1 cái gọi là ToT (training of trainer) về mảng việc mình (có lẽ) sắp làm. Cái mình định chia sẻ ở đây không phải là về công việc mình làm, mà mình định chia sẻ về cái kỹ năng training mình vừa được dậy kia, cụ thể là không nói về các kỹ năng khác, mình chỉ chia sẻ về kỹ năng giao tiếp và tương tác làm việc thôi.


Ai cũng biết rằng để quản lý công ty tốt, thì nhà quản lý phải có kỹ năng quản lý các điều sau:
- Quản lý con người
- Quản lý thông tin
- Quản lý tài chính
- Quản lý điều hành
(cái này mình không được dậy, chỉ mới GG thôi, nhưng cho là rất helpful nên lấy ra dùng để biện luận).

Khoan hãy nói về nội dung. Theo bạn, điều gì quan trọng nhất trong 4 nội dung này??





Quan điểm của mình là quản lý con người. Có lẽ con người là nhân tố đa dạng và phức tạp nhất trên cõi đời này, bởi chính con người làm cho cái xã hội này không đi theo cái trật tự logic nào hết bởi hành động người ta ngoài bị điều khiển bởi khối óc còn bị điều khiển bởi con tim nữa.


Vậy làm sao để quản lý con người?




Mình cũng không nói về các yếu tố khác. Mình chỉ nói về sự tương tác giữa người với người, cách giao tiếp thôi. Bởi giao tiếp là nguyên nhân chính dẫn tới mọi phản ứng của người đối diện, người cùng tương tác cùng. Các cụ bảo, "người khôn ăn nói dễ nghe, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" bởi chẳng những đôi bên đạt được ý nguyện, mà còn cảm thấy vui vẻ mà làm theo ý nguyện ấy nữa. Việc giao tiếp kém sẽ dẫn tới sự bất hợp tác, không lắng nghe, khó chịu, thậm chí nổi khùng điên của người nghe, làm cùng nữa.

Làm sao để có cuộc giao tiếp thành công?? Thì đây là điều mình được dậy, rất hay nhé:
- First Impression
Cái này thì ai cũng biết được tầm quan trọng của nó rồi.
Just to remind
. professional clothes and prepare good grooming.
. Appropriate gestures
. Cultural expression

- Consensus. Đồng thuận
Ý thức đồng thuận là vô cùng quan trọng để ngay từ đầu, hướng cuộc giao tiếp đến một objectives chung, không chệch khỏi hướng, chung quy là vì mục tiêu hiệu quả và tất nhiên, vui vẻ :d

Điều này cũng để hạn chế cái tôi lúc nào cũng to tổ chảng của bất kỳ ai, ai cũng nghĩ là mình luôn luôn đúng, nhất là những ng aggressive thì càng phải cãi cho bằng được. Nhưng vì tính tới hiệu quả nên tinh thần đồng thuận được nhân lên, họ sẽ chịu ngồi lại mà nghĩ tới cái objective mà họ sẽ đạt được.

Tinh thần này được biểu hiện bằng ánh mắt, nụ cười thân mật, cử chỉ thân thiện... Bởi khi bạn tỏ ra như vậy, chẳng có cớ j để người khác phải lạnh nhạt, phải không?

- Active listening

Mình học được câu này nữa từ bạn học. Hãy nghe bằng đôi tai, bằng khối óc và bằng trái tim.
Nghe bằng tai thì mọi người biết rồi. Bằng khối óc để đủ tỉnh táo để thực hiện phân tích các nội dung vừa nghe được, tổng hơp nó và lựa chọn các thông tin cho mình. Nghe bằng trái tim để có thể gần gũi nhất với quan điểm của người nói, để không quá lạnh lùng bằng khối óc của mình mà vội vàng bác bỏ những quan điểm chưa chắc đã là trái chiều.

Cách nghe là:
. Nghe và ghi chép
. Gật đầu khi đồng ý
. Pharaphasing khi cần thiết: cách pharaphasing này rất nên học, đó là đầu tiên là không bao giờ nên bác bỏ trực tiếp ý kiến của họ. Dù muốn hay không, đầu tiên là hỏi lại xem có thực ý kiến của họ có đúng vậy không, hoặc đề nghị họ giải thích xem tại sao họ lại nghĩ vậy, rồi sau đó khéo léo luồn câu của mình vào, và hỏi là bạn nghĩ sao, bạn có nghĩ rằng nó bổ sung abc cho câu của bạn.... để thằng kia nó nghĩ đấy là ý kiến của nó chứ không phải của mình (nhưng tất nhiên vẫn là câu của mình:d) -> đây là sức mạnh của thương thuyết, chứ không phải để chứng tỏ j ở đây cả.

- Ask questions!

- Sequencing: đưa câu hỏi của mình tới mức độ phức tạp hơn để hiểu sâu hơn về vấn đề được đem ra bàn bạc

- How to address conflict

Đây này, đây là vấn đề cực kì hay xẩy ra, mà cứ khi nào conflict xẩy ra thì y chang thì chẳng còn ai nghe ai nữa.
Cách address duy nhất là bình tĩnh ngồi lại vào bàn và tìm hiểu thật kĩ lại vấn đề. Như các cụ nói, một điều nhịn, chín điều lành. Sồn sồn, hùng hổ đập bàn đập ghế không giải quyết được gì hết mà chỉ dẫn theo các hành động y như vậy từ phía đối phương, mà đương nhiên nạn nhân là ta rồi. Thôi có kiêng có lành, tránh xa bằng cách thỏa hiệp là hơn.



Tóm lại là thế, chín chắn trước sau trong communication. Trong công việc, mà cuộc sống cũng vậy, không tránh khỏi mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn lợi ích, kiểu gì cũng xẩy ra xung đột. Có ý thức đồng thuận và lắng nghe nhau là đã giải quyết được 2/3 vấn đề rồi.





Mọi điều đều có lý do của nó, bởi vậy, xem xét lại bản thân, sửa đổi lại trước khi judge người khác cũng là 1 cách ;)

Comments

Popular Posts