Nhân đọc bài báo "đọc Tim O'rien ở HN"

Ý kiến mạo muội nên k dám post lung tung, đành p vác về đây post. Ai đó muốn mình post chỗ khác báo mình nhé ;))


Nhân đọc bài báo "Đọc Tim O'rien ở Hà Nội", với tư cách là người đã từng đọc cả The Things They Carried và The Quiet American, có mấy điều nghĩ về bài báo này:

- Tìm người thích Tim O'rien ở HN khó vì là các tác phẩm của bác í chưa được dịch sang tiếng Việt, bởi người Việt vẫn có thói quen đọc các tác phẩm văn học nước ngoài qua các bản dịch (tất nhiên trừ giới dịch giả). Do vậy mặc dù bác í có thể nổi tiếng ở đâu đó chứ người Việt có thể biết đến The things they carried cũng chủ yếu là qua các bản Review.

- Bài review có nói rằng dường như người Việt không chú ý tới các tác phẩm văn học nước ngoài về đề tài chiến tranh Việt Nam. Theo quan điểm của mình thì trong khi các tác giả trong nước chú ý tới việc tả thực cuộc sống trong và sau chiến tranh, thì các tác giả nước ngoài lại luôn khắc họa cuộc chiến này qua một màn khói sương mù dầy đặc của sự mông lung, khó hiểu, rậm rịt của núi rừng. Đối với họ, chẳng hạn như với O'rien, Việt Nam là một xứ sở bí ẩn, không thể hiểu được, cùng với những cảnh tượng kinh hoàng diễn ra ở đó thì không có bút pháp nào miêu tả hiệu quả hơn là bút pháp siêu thực, điển hình như The Things They Carried. Nhưng người Việt, đối với họ, cuộc chiến tranh là quá thực, thực đến tận bây giờ để họ có thể tiếp cận tính siêu thực của các tác phẩm nọ. Họ đã sống trong nó, sống cho nó, những dư âm của nó quá lớn để mà siêu thực hóa nó, vì vậy cái người ta cần là người nào đó thay họ khắc họa lại điều họ đã cảm thấy. Đó chính là nguyên nhân vì sao người Việt lại đọc "Nhật kí Đặng Thùy Trâm" nhiều đến vậy. Nhân vật Phượng trong "Người Mỹ trầm lặng" thì ngược lại, tính cách của cô quá mờ nhạt và (theo quan điểm của riêng mình) vô cảm để mà khắc họa tính cách Việt hay tính cách phụ nữ Việt.

- Người Việt đọc Murakami vì tác phẩm đầu tiên của ông này ở VN là Rừng Nauy tại thời điểm được dịch ra có thể coi như là tác phẩm mạnh mẽ nhất trong vấn đề xxx - điều mà người Việt chưa từng gặp trước đó. Lối viết mạnh bạo, phóng khoáng và kích thích nhiều trí tưởng tượng nhưng lại về các vấn đề thường ngày chính là điều mà ng Việt muốn tìm thấy trong tác phẩm văn học, vì vậy mà lần lượt hết tác phẩm này đến tác phẩm khác của ông được dịch ra đều bán veo veo.


Do vậy, nói "người Việt không thèm quan tâm tới chiến tranh" có là hồ đồ quá không?



P/S: nhà mình vẫn còn "The Things They Carried" với "The Quiet American". Bác nào muốn mượn đọc thì cứ hú nhé :)

Comments

Popular Posts