Hà Nội ơi ngươi sẽ về đâu?
Hôm rồi vừa nói chuyện sau này có thể sẽ di cư thì lại đọc được bài mới của anh Linh. Vậy là cuối cùng thì đến lúc người với người lần lượt ra đi.
Thử xem xét các nguyên nhân khiến 1 con người gắn bó với 1 vùng đất:
- Gia đình của họ ở đó
- Họ có 1 khoảng thời gian đủ dài gắn bó ở đó
- Điều kiện sống, môi trường tốt
- Các yếu tố liên quan tới con người: hàng xóm, trường học.. tốt
- Dễ kiếm sống
Rõ ràng rằng nguyên nhân cuối cùng khiến cho HN mỗi ngày một chật, dân mỗi ngày một đông. Nhưng nguyên nhân này cũng rất mong manh đối với những người nào một khi họ muốn ra đi, bởi một khi có một nơi nào đó khiến họ cảm thấy thỏai mái hơn: trong sạch hơn, ôn hòa hơn, văn minh hơn, họ hẳn sẽ muốn lôi gia đình mình theo cùng.
Hà Nội còn lại gì? Chẳng còn lại gì ngòai ràng buộc tinh thần rằng người ta đã từng gắn bó với nơi đây.
Trong những ngày này, khi HN điên cuồng với những dự án "1000 năm Thăng Long", thì chính nó làm cho bản thân người ta phát ngán tới tận cổ cái cụm từ này. Nó trở thành nỗi ám ảnh, nỗi kinh hòang, và ghê tởm như là một phản ứng tự phát đối với những hành động, dự án liên quan. Có lẽ cần phải đợi tới sau 10/10/2010 thì mới biết được hiệu quả thực sự của việc làm này là tới đâu, nhưng có lẽ nó đang làm cạn kiệt cả những con người kiên nhẫn nhất.
Người ta không cần 5 cổng chào làm j cả. Chúng có tác dụng gì sau ngày 10/10 này không? Chẳng gì cả ngòai là một mô phỏng hời hợt và tốn kém. Những cái cũ mới là cái đáng trọng, cần tìm cách giữ gìn, bảo tồn nó.
Người ta không cần một thành phố đựoc mệnh danh là 1 trong thủ đô rộng nhất thế giới làm gì. Người ta chỉ cần một không gian quy củ và được quản lí tốt, chứ không phải là một mớ hổ lốn. Họ nói rằng điều này là chính sách giãn dân. Vậy tại sao đường mỗi ngày một đông, không khí ngày một ngột ngạt?
Đối với người HN, gạch lát mầu xanh hay mầu đỏ không quan trọng, miễn sao là đường xá được sạch sẽ. Người bộ hành chỉ muốn có vỉa hè phẳng phiu, không lồi lõm để gái Hà thành đi giầy cao gót không bất ngờ bị trật mắt cá.
Không phải đường nào cũng cần phải trải nhựa lại. Hãy dành tiền và nhựa của những con đường đó để xây dựng cầu cho những người dân Tây Nguyên chưa có cách nào để băng qua sông. Cát bị thất thoát trong đợt này sẽ là bn? Gái HN chỉ muốn được cài hoa lên tóc chứ không cần phải là những hạt cát quý giá này.
Người HN phải chờ bao lâu nữa mới thì con sông Tô Lịch mới được nạo vét, làm sạch tòan bộ? Tại sao lại phải đốn 1000 cây xanh vì cái ngày này????
Hệ quả tất yếu chăng, chẳng thể giữ mặt sạch trong một môi trường bẩn thỉu. Hà Nội chật hẹp, và lòng người cũng chật hẹp quá... Người ta quá bận rộn và cố gắng để không va trái, va phải, đâm trước đâm sau để có thể quan tâm tới người khác.
Nhưng có điều kì lạ hơn nữa, đó là tại sao tất cả đều chắp vá đến thế? Người TQ khi chuẩn bị cho Olympic đã ra quyết định phạt thật nặng những ai nhổ nước bọt ra đường. Tại sao ta lại không có một văn bản quy phạm pháp luật nào liên quan đến việc nâng cao ý thức người dân vì chính cuộc sống của mình?
Thử xem xét các nguyên nhân khiến 1 con người gắn bó với 1 vùng đất:
- Gia đình của họ ở đó
- Họ có 1 khoảng thời gian đủ dài gắn bó ở đó
- Điều kiện sống, môi trường tốt
- Các yếu tố liên quan tới con người: hàng xóm, trường học.. tốt
- Dễ kiếm sống
Rõ ràng rằng nguyên nhân cuối cùng khiến cho HN mỗi ngày một chật, dân mỗi ngày một đông. Nhưng nguyên nhân này cũng rất mong manh đối với những người nào một khi họ muốn ra đi, bởi một khi có một nơi nào đó khiến họ cảm thấy thỏai mái hơn: trong sạch hơn, ôn hòa hơn, văn minh hơn, họ hẳn sẽ muốn lôi gia đình mình theo cùng.
Hà Nội còn lại gì? Chẳng còn lại gì ngòai ràng buộc tinh thần rằng người ta đã từng gắn bó với nơi đây.
Trong những ngày này, khi HN điên cuồng với những dự án "1000 năm Thăng Long", thì chính nó làm cho bản thân người ta phát ngán tới tận cổ cái cụm từ này. Nó trở thành nỗi ám ảnh, nỗi kinh hòang, và ghê tởm như là một phản ứng tự phát đối với những hành động, dự án liên quan. Có lẽ cần phải đợi tới sau 10/10/2010 thì mới biết được hiệu quả thực sự của việc làm này là tới đâu, nhưng có lẽ nó đang làm cạn kiệt cả những con người kiên nhẫn nhất.
Người ta không cần 5 cổng chào làm j cả. Chúng có tác dụng gì sau ngày 10/10 này không? Chẳng gì cả ngòai là một mô phỏng hời hợt và tốn kém. Những cái cũ mới là cái đáng trọng, cần tìm cách giữ gìn, bảo tồn nó.
Người ta không cần một thành phố đựoc mệnh danh là 1 trong thủ đô rộng nhất thế giới làm gì. Người ta chỉ cần một không gian quy củ và được quản lí tốt, chứ không phải là một mớ hổ lốn. Họ nói rằng điều này là chính sách giãn dân. Vậy tại sao đường mỗi ngày một đông, không khí ngày một ngột ngạt?
Đối với người HN, gạch lát mầu xanh hay mầu đỏ không quan trọng, miễn sao là đường xá được sạch sẽ. Người bộ hành chỉ muốn có vỉa hè phẳng phiu, không lồi lõm để gái Hà thành đi giầy cao gót không bất ngờ bị trật mắt cá.
Không phải đường nào cũng cần phải trải nhựa lại. Hãy dành tiền và nhựa của những con đường đó để xây dựng cầu cho những người dân Tây Nguyên chưa có cách nào để băng qua sông. Cát bị thất thoát trong đợt này sẽ là bn? Gái HN chỉ muốn được cài hoa lên tóc chứ không cần phải là những hạt cát quý giá này.
Người HN phải chờ bao lâu nữa mới thì con sông Tô Lịch mới được nạo vét, làm sạch tòan bộ? Tại sao lại phải đốn 1000 cây xanh vì cái ngày này????
Hệ quả tất yếu chăng, chẳng thể giữ mặt sạch trong một môi trường bẩn thỉu. Hà Nội chật hẹp, và lòng người cũng chật hẹp quá... Người ta quá bận rộn và cố gắng để không va trái, va phải, đâm trước đâm sau để có thể quan tâm tới người khác.
Nhưng có điều kì lạ hơn nữa, đó là tại sao tất cả đều chắp vá đến thế? Người TQ khi chuẩn bị cho Olympic đã ra quyết định phạt thật nặng những ai nhổ nước bọt ra đường. Tại sao ta lại không có một văn bản quy phạm pháp luật nào liên quan đến việc nâng cao ý thức người dân vì chính cuộc sống của mình?
Comments