Cuộc đời của Pi

Không thể nghĩ ra là có đứa nào đọc truyện lại giống mình :))

Đọc đến trang 300 trang của "Cuộc đời của Pi" mới biết book cover nó là cái gì!

Cứ đinh ninh là người ta vẽ 1 chiếc lá vàng, gần kề nó là cành xương xẩu sao đó, rồi chung quanh chắc mẩm là các chiếc lá xanh rơi rớt, lả tả; kiểu kiểu như mình tưởng tượng ra chiếc lá cuối cùng... :))




Cơ nhưng mà thực sự là quyển này quá xứng đáng với những gì nó được khen ngợi, nhan nhản ở các bìa 1-5-6 chả hết :d Với tất cả những trí tưởng tượng phong phú, lối văn kể chuyện đầy hài hước, và ma thuật đó, mình nghĩ chắc là còn lâu lắm mới có câu chuyện phiêu lưu đầy hấp dẫn như thế này.


Không biết chuyện này có kém bình luận đi không, nếu như câu chuyện này không có yếu tố tôn giáo? Tôn giáo được nhắc đến không hoàn toàn như là một nguồn cứu rỗi, mà là một người bạn đồng hành sát cánh giống như chú hổ Bengal, cũng không phải là lý tưởng để lấy ra tôn thờ.. Pi có cảm ơn thượng đế nữa không nếu như k có chú hổ làm bạn đồng hành, hay chuẩn bị chết giữa biển khơi.. Chỉ thi thoảng trong những trang sau của tác phẩm ta mới bắt gặp Pi nói cảm ơn thượng đế, và ta đồ rằng từ Thượng Đế này có khi cũng giống với cách chúng ta (những nguời theo đạo ông bà) gọi trời khi có điều gì đó để kêu cứu. Hơn ai hết, Pi hiểu rằng chính lý trí mới là cái quyết định cuộc sống mình: kiếm thức ăn, áo mặc, chốn nương thân... Chắc hẳn điều này chẳng có gì là lạ với những người vô đạo, nhưng lại là có vấn đề với người đa giáo, đặc biệt là chỉ theo 1 tôn giáo, có lẽ ngay cả với con người của Pi trước khi rơi xuống biển khơi. Thật là báng bổ!

Dù sao thì theo quan điểm của mình, "Cuộc đời của Pi" tiếp cận với đạo giáo, hay chính xác là với Thượng Đế (nói chung) gần gũi và thân thiết với cuộc sống hơn nhiều so với "Đối thoại với thượng đế"..

Comments

Popular Posts