Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời
Một câu chuyện không chỉ đơn giản là về mid-life crisis của một người đàn ông: thành đạt và hạnh phúc; một câu chuyện không chỉ đơn giản là hoài niệm về một tình bạn lúc thuở nhỏ mà hơn thế, đó là câu chuyện về nỗi cô đơn của mỗi con người, một câu chuyện của sự trống vắng mà không phải ai, nỗ lực nào cũng có thể lấp.
“Nghe này, Hajime, thật là đáng tiếc nhưng một số điều không thể trở ngược về sau được. Một khi đã đi về phía trước, thì dù có nỗ lực đến mức nào, người ta cũng không thể quay lại đằng sau. Khi đã có một chi tiết dù là rất nhỏ bị lỏng ra, tức khắc mọi thứ sẽ đứng im, và mãi mãi nằm im như thế.”
Có thể nói, trong tác phẩm này có những đoạn miêu tả nội tâm mà có lẽ, còn xuất sắc hơn ở "Rừng Nauy", "Xứ sở kỳ diệu tàn bạo và Chốn tận cùng thế giới" hay các truyện ngắn khác của ông... (Còn 2 quyển vĩ đại nhất của bác í là Kafka bên bờ biển và Biên niên ký chim vặn dây cót thì chưa đọc nên chưa biết). Một câu chuyện của sự cô đơn, nỗi cô đơn bậc nhất mà một nhà văn có thể miêu tả. Đọc nó, và tự hỏi không biết là liệu đã bao giờ tác giả cảm thấy đầy đủ những nỗi hoang vắng đến thế, khát khao đến thế của Hajime:
“Nhưng trên thực tế, tôi không có khả năng: ảo ảnh vẫn còn ở đó, nó buộc chặt lấy tôi. Những ngày mưa thì còn tệ hơn nữa. Bởi vì, khi trời mưa, tôi bị đắm chìm trong ảo tưởng Shimamoto-san sẽ xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Nàng sẽ mở cửa, mang theo cùng nàng mùi của cơn mưa. Tôi tưởng tượng ra nụ cười trên môi nàng. Khi không đồng ý với tôi, nàng nhẹ nhàng lắc đầu, nụ cười vẫn nguyên ở đó. Khi ấy từ ngữ của tôi mất đi toàn bộ sức lực và, như những giọt nước mưa đậu trên ô cửa sổ, chầm chậm trượt ra khỏi địa hạt của thực tại. Những đêm trời mưa, lúc nào tôi cũng thấy nghẹt thở. Thực tại bị bóp méo, thực tại lồng lên sợ hãi”…
Những cơn ác mộng ấy, những nỗi sợ hãi và ảo tưởng ấy sẽ kéo dài đến bao giờ nếu như không phải một ngày Hajime bất ngờ gặp lại Izumi với khuôn mặt không biểu cảm, “tất cả đều chết và lặng tờ như đáy đại dương”? Cũng giống như con người ta sẽ sống hoàn tòan một cuộc sống khác sau một lần suýt chết, và có lẽ, việc gặp lại Izumi cũng giống như việc gặp cái chết của Hajime. Nó đánh thức trong ông sự sống, tiềm thức sống. Nhưng liệu chăng đấy có phải cú hích đủ manh, nếu như Yukiko không thổ lộ về giấc mơ của cô? Câu chuyện kết thúc, để khiến ta băn khoăn mà tự hỏi rằng liệu cơn mơ có còn chăng? Ít nhất, thời gian hãy còn tồn tại. Và anh, dù rằng sau hơn 2 thập kỉ, anh vẫn không có gì khác hơn 1 cậu bé 12 tuổi: “được nuông chiều quá mức, yếu đuối, và thất thường đến khủng khiếp”.
Còn một điều nữa của quyển sách này, ấy là những giai điệu dặt dìu trong các bài hát của Nat King Cole - những âm hưởng đã làm nên xương sườn và sức sống của quyển sách này. Chúng không những đưa Hajime và Shimamoto-san đến với nhau và mà còn đưa người đọc vào câu chuyện tình không-thể-cứu-thoát nổi ấy...
“Nghe này, Hajime, thật là đáng tiếc nhưng một số điều không thể trở ngược về sau được. Một khi đã đi về phía trước, thì dù có nỗ lực đến mức nào, người ta cũng không thể quay lại đằng sau. Khi đã có một chi tiết dù là rất nhỏ bị lỏng ra, tức khắc mọi thứ sẽ đứng im, và mãi mãi nằm im như thế.”
Có thể nói, trong tác phẩm này có những đoạn miêu tả nội tâm mà có lẽ, còn xuất sắc hơn ở "Rừng Nauy", "Xứ sở kỳ diệu tàn bạo và Chốn tận cùng thế giới" hay các truyện ngắn khác của ông... (Còn 2 quyển vĩ đại nhất của bác í là Kafka bên bờ biển và Biên niên ký chim vặn dây cót thì chưa đọc nên chưa biết). Một câu chuyện của sự cô đơn, nỗi cô đơn bậc nhất mà một nhà văn có thể miêu tả. Đọc nó, và tự hỏi không biết là liệu đã bao giờ tác giả cảm thấy đầy đủ những nỗi hoang vắng đến thế, khát khao đến thế của Hajime:
“Nhưng trên thực tế, tôi không có khả năng: ảo ảnh vẫn còn ở đó, nó buộc chặt lấy tôi. Những ngày mưa thì còn tệ hơn nữa. Bởi vì, khi trời mưa, tôi bị đắm chìm trong ảo tưởng Shimamoto-san sẽ xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Nàng sẽ mở cửa, mang theo cùng nàng mùi của cơn mưa. Tôi tưởng tượng ra nụ cười trên môi nàng. Khi không đồng ý với tôi, nàng nhẹ nhàng lắc đầu, nụ cười vẫn nguyên ở đó. Khi ấy từ ngữ của tôi mất đi toàn bộ sức lực và, như những giọt nước mưa đậu trên ô cửa sổ, chầm chậm trượt ra khỏi địa hạt của thực tại. Những đêm trời mưa, lúc nào tôi cũng thấy nghẹt thở. Thực tại bị bóp méo, thực tại lồng lên sợ hãi”…
Những cơn ác mộng ấy, những nỗi sợ hãi và ảo tưởng ấy sẽ kéo dài đến bao giờ nếu như không phải một ngày Hajime bất ngờ gặp lại Izumi với khuôn mặt không biểu cảm, “tất cả đều chết và lặng tờ như đáy đại dương”? Cũng giống như con người ta sẽ sống hoàn tòan một cuộc sống khác sau một lần suýt chết, và có lẽ, việc gặp lại Izumi cũng giống như việc gặp cái chết của Hajime. Nó đánh thức trong ông sự sống, tiềm thức sống. Nhưng liệu chăng đấy có phải cú hích đủ manh, nếu như Yukiko không thổ lộ về giấc mơ của cô? Câu chuyện kết thúc, để khiến ta băn khoăn mà tự hỏi rằng liệu cơn mơ có còn chăng? Ít nhất, thời gian hãy còn tồn tại. Và anh, dù rằng sau hơn 2 thập kỉ, anh vẫn không có gì khác hơn 1 cậu bé 12 tuổi: “được nuông chiều quá mức, yếu đuối, và thất thường đến khủng khiếp”.
Còn một điều nữa của quyển sách này, ấy là những giai điệu dặt dìu trong các bài hát của Nat King Cole - những âm hưởng đã làm nên xương sườn và sức sống của quyển sách này. Chúng không những đưa Hajime và Shimamoto-san đến với nhau và mà còn đưa người đọc vào câu chuyện tình không-thể-cứu-thoát nổi ấy...
Comments
Cũng muốn hỏi là mày nghĩ gì về Izumi?
Cuốn này nói đến nỗi cô đơn. Cô đơn của ba con người hoặc là bốn con người. Hai nhân vật chính thì hok nói nữa vì nó rõ rệt đến chẳng còn gì để nói..
Nhưng còn Yukiko và Izumi?
Yukiko giống Hajime ở một điểm rằng cô ta cô dơn ngay trong cái vỏ bọc êm ấm của mình, trong cái bề ngoài không có gì phải lo lắng ấy. Cô đơn vì đã chẳng đủ tin cậy ai đẻ có thể chia sẻ, dù là giấc mơ của mình. Nhưng cô ta may mắn vì vẫn có người lo lắng đến cô ta, là bố, là gia đình, là Hajime, họ ở đó, chỉ cần Yukiko nói một lời là sẽ chạy đến bên cô.
Nhưng Izumi thì chẳng có gì cả. Nỗi cô đơn của Izumi bị đóng kín, không ai kéo nó ra ngoài được ngay cả chính Izumi. Và vì thế nỗi cô dơn của Izumi là một con quái vật, làm cô trở thành người đáng sợ, là một thứ bệnh dịch cần cách ly, buộc phải được cách ly sau cánh cửa.
Tao cũng có cảm giác rằng Murakami viết Phía nam biên giới, phía tây mặt trời không phải viết về Hajime, về Shimamotoshan mà là về Izumi, dù nhân vật này xuất hiện thật ít ỏi. Chính xác là viết về sự quan tâm phù phiếm, về thói ơ hờ đã giết người ta như thế nào.
Hình tượng của Izumi cũng có gặp lại một lần nữa ở nhân vật nữ chính của Người tình Sputnick. Nhân vật đó cuối cùng đã bị rỗng và chỉ tồn tại như một lớp vỏ, như một chiếc mặt nạ....
Dần dần, tao nhận ra là tao thích cuốn này hơn Rùng Na Uy.
P/s : đọc lại thấy như là tao comment dài gần bằng bài review của mày á... "P
Tao cũng nghĩ giống mày về Hajime, về Yukiko, về Shimamoto-san.
Những con người đó, dù ít hay nhiều vẫn nắm được hạnh phúc trong tay. Họ có ai đó yêu thương họ theo một cách nào đấy, và nếu đòi hỏi hạnh phúc một cách toàn vẹn thì quá khó.. chính vì vậy mà người ta cho nhau cơ hội, Hajime và Yukiko í, mặc dù để chấp nhận điều đó cũng không dễ dàng gì để chung sống với giấc mơ của một người khác. Tao dùng từ "chung sống" chứ không phải "biết" nhé.
Shimamoto-san cũng thế. Cõ lẽ là dù sau 25 năm đi chăng nữa, cô vẫn là một người hạnh phúc, vì lúc nào cô cũng có Hajime, cô cũng sở hữu anh này. Và chính vì thế mà kết thúc cô í biến mất là điều hoàn toàn dễ hiểu..
Izumi thì khác, cô chẳng có gì cả, hoàn toàn không. Chưa bao giờ có mà cũng không có.
Tao không biết sau cuộc gặp gỡ cuối truyện ấy, cô có được thức tỉnh không, sau khi nhìn thấy người tình người xưa cũng đang trong tình trạng "trống rỗng", "vô đáy" giống mình? Tất nhiên, đấy chỉ là trong khoảnh khắc thôi..
Phải nói rằng người con gái này quá bất hạnh, khi cô gặp H vào đúng thời gian anh này chẳng nghĩ gì ngoài việc nghĩ đến "cái gì phía dưới váy của lũ con gái". Không phủ nhận tình cảm của H với cô, nhưng cái tình cảm đó luôn là một cái gì lấp liếm. Cô sẽ là không bao giờ đủ với H. Nhưng đúng là như H nói, đó là mình hoàn toàn có thể làm tổn thương người khác khi chỉ vì mình chính là mình. Mà điều này không thể cứu chữa được.
Nhưng bấy giờ thì cả 2 mới chỉ là những cô cậu mới lớn, và cái nỗi đau bị phản bội kia là quá lớn với một cô gái ngoan, và chưa được trải nghiệm đó. Có thể sẽ khác nếu lúc đó cô là một cô gái 22 tuổi. Nhưng lúc ấy cô mới 17 tuổi.. Và trái tim của cô đã hoàn toàn tan vỡ, không gì cứu vãn nổi nữa. Một niềm tin bị đánh cắp. Lạc lối hoàn toàn. Và cũng có điều nữa, có lẽ là cô không đủ may mắn để tìm thấy 1 người đàn ông khác để kéo cô ra khỏi vực thẳm đó, như cách H với Yukiko.
Dù sao thì tao cũng hy vọng sau cuộc gặp ấy, cô sẽ có thể trở về với thực tại. Suy cho cùng thì mỗi ng đều có những vấn đề của mình, và tại thời điểm đó, có thể cô sẽ nhận ra: H có hạnh phúc với hiện tại của anh không?
^.^
Tiến trình "rỗng hóa" của cô ấy hoàn thiện rất sớm và tòan vẹn.
Nếu đã ko tự chủ giữ lại được những cảm xúc của mình, cái chết đến cũng chả phải là điều đáng lăn tăn.
Người như thế đầy, thương ko xuể.
Chúng nó ra rừng NaUy tự tử cả lũ kia kìa.
Người đau khổ nhất, là Hajime. Bị kẹt cứng giữa 2 thế giới. Đau khổ vì làm người khác đau khổ và làm chính mình đau khổ. Gìn giữ hạnh phúc của người khác thì lại hy sinh bản thân anh ta, sự hy sinh này lại chẳng ai ca tụng như những hy sinh nói chung ---> lại là đau khổ. Cứ ở lưng chừng con dốc, ko thể leo tiếp, ko thể buông xuôi trượt xuống. Người cô đơn đóng cửa lòng chết cứng mọi cảm xúc. Người máu còn nóng như Hajime suốt đời vẫn đau đớn vì cô độc.
Truyện này ko nói về nỗi cô đơn. Nó quá hiển nhiên rồi, đầy phè ra rồi. Ai mà chả cô đơn, ít hay nhiều, cách này hay cách khác.
Truyện này chỉ nói về sự đau khổ của Hajme. Và chỉ nói về một người thôi: chính tác giả.
Tất nhiên thì đúng như em nói, ai cũng cô đơn, không ít thì nhiều, không cách này thì cách khác.
Nhưng có điều là, có phải ý em là, nếu đem so sánh giữa 1 ng bị từ bỏ, và 1 ng bị kẹt giữa "2 thế giới: làm người khác đau khổ hay mình đau khổ", thì ng sau sẽ đáng thương hơn đúng không, và cái sự đau khổ của anh ta là có lí để cảm thông hơn phải không..
Hì, sẽ lại thêm 1 bài học về sự thương hại đúng nơi đúng chỗ :-)